Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ và bác sĩ Lê Ngô Minh Như,ệtdâythầnkinhsốngoạibiênowbet Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3.
Định nghĩa
- Dây thần kinh số 7 là dây thần kinh vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay yếu các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh số 7 bị chèn ép và gây sưng viêm.
- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh lý phổ biến đứng đầu trong số các bệnh của dây thần kinh mặt.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó:
- 75% trường hợp là cơ thể bị lạnh đột ngột. Bối cảnh thường là khi cơ thể suy yếu cộng với thói quen để máy lạnh, quạt thổi trực tiếp vào mặt, tắm đêm, ướt mưa, từ phòng máy lạnh ra ngoài trời nóng hoặc từ ngoài vào phòng máy lạnh đột ngột.
- Nhiễm trùng (thường viêm nhiễm ở tai).
- Chấn thương (tai nạn xe cộ hoặc phẫu thuật não hay tai).
Ai nguy cơ bị liệt dây thần kinh số 7?
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng dễ gặp ở những nhóm người sau:
- Người suy nhược, suy giảm hệ miễn dịch.
- Phụ nữ mang thai, mới sinh con.
- Người có thể trạng thừa cân, béo phì.
- Người lười vận động, ít tiếp xúc môi trường bên ngoài.
- Người thường xuyên thức khuya, tắm trễ hoặc tắm sớm.
- Người dễ cảm, nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi.
Triệu chứng
- Khởi phát đột ngột, sau đêm ngủ dậy thấy liệt toàn bộ cơ mặt một bên trong vòng 24-48 giờ.
* Ở trạng thái tĩnh, mặt bệnh nhân mất cân xứng, các cơ mặt bị kéo về bên lành, nếp nhăn vùng trán, rãnh mũi - má - mắt, nhân trung lệch, miệng méo.
* Ở trạng thái động, mắt người bệnh nhắm không kín, nhãn cầu chuyển động lên phía trên.
- Bệnh nhân không làm được hay khó khăn khi thực hiện các động tác nhăn trán, nhíu mày, nhe răng, trề môi, phồng má, thổi sáo...
- Một số ít trường hợp bị thêm ù tai, chảy nước mắt bên liệt...
- Các triệu chứng không xuất hiện cùng lúc trên người bệnh, mà nặng nhẹ tùy từng người.
Biến chứng
- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đa số không nguy hiểm ngay đến tính mạng bệnh nhân.
- Về lâu dài, nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang liệt cứng, gây ảnh hưởng về mặt cảm xúc, thẩm mỹ như mặt mất cân đối, miệng méo, mắt nhắm không kín, co giật nửa mặt, viêm loét giác mạc...
Điều trị
- Tùy thuộc nguyên nhân và mức độ bệnh, người bệnh có thể tự khỏi sau 2-6 tuần, song rất ít.
- Bệnh nhân có thể được chỉ định:
* Dùng thuốc corticoid, thuốc chống virus, điều trị ngoại khoa nếu cần.
* Phương pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu theo y học cổ truyền.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phối hợp:
* Đeo kính râm nếu ra đường.
* Không xem tivi, đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài.
* Khi ngủ, cần che mắt bên liệt bằng gạc sạch, tránh để mắt khô, nên nhỏ mắt bằng dung dịch NaCl 0,9% và giữ ấm mặt, cổ.
* Nên rửa mặt bằng nước ấm, xoa hai bên mặt theo vòng tròn từ dưới lên tránh làm chảy xệ các cơ mặt.
* Không để quạt phả trực tiếp vào mặt.
* Hạn chế đi mưa, đi gió.
* Không nên cười quá lớn.
* Tránh căng thẳng về tâm lý và phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Phòng ngừa
- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý.
- Không thức quá khuya.
- Không nên làm việc quá sức.
- Không tắm quá muộn.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe...
- Giữ ấm khi trời mưa, lạnh, không để quạt hoặc hướng gió máy lạnh hướng thẳng vào vùng mặt.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, uống đủ nước, bổ sung các vi chất cần thiết để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Mỹ Ý